Xe đạp điện ngày nay không còn xa lạ gì với nhiều người tiêu dùng, tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc không biết cấu tạo xe đạp điện như thế nào không? Nếu có thì bài viết này chính là để trả lời giành cho bạn.
Bằng cảm quan bên ngoài chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy xe đạp điện cũng có hìn dáng tương đối giống với những chiếc xe đạp thông thường khác, nhưng tất nhiên, nó vẫn có những điểm khác biệt. Tùy từng nhà sản xuất khác nhau mà bàn đạp của xe đạp điện có thể có bàn đạp trợ lực hoặc không. Bên cạnh đó, cấu tạo xe đạp điện phần yên xe cũng được thiết kế rời chứ không giống như thiết kế liền của các loại xe đạp thông thường khác.
Hệ thống động cơ
Với các nhà sản xuất khác nhau, cấu tạo của xe đạp điện cũng có thể khác nhau cả phần động cơ xe, thường có 2 loại phổ biến là đặt trên than xe hoặc được đặt trực tiếp lên trục bánh xe. Xu hướng hiện nay thường thiên về hướng đặt động cơ lên trục của bánh xe nhiều hơn do như vậy có thể làm tăng khả năng chuyển động của bánh xe, đồng thời tránh được việc phải sử dụng quá nhiều hộp số để truyền động tới trục của bánh xe, từ đó giúp cắt giảm được chi phí thiết kế, vừa giảm được giá thành, vừa giảm được các nguy cơ có thể gây hỏng hóc cho xe.
Những xe đạp điện mà có động cơ chổi than đặt ở bánh xe sẽ hoạt động bền bỉ hơn và thường không phải thay thế trong quá trình sử dụng. Còn đối với những xe đạp điện động cơ cấu tạo không có chổi than thì cấu tạo của động cơ sẽ gồm có 3 cuộn dây, khi đó 3 cảm biến của xe sẽ sử dụng nguyên tắc như đấu điện 3 pha để hoạt động, do đó giá thành thường sẽ cao hơn.
Pin và ắc quy của xe đạp điện
Nói đến cấu tạo xe đạp điệnkhông thể không nói đến pin hoặc ắc quy của xe, bởi đây chính là nguồn cung cấp điện giúp xe có thể hoạt động được. Với tính năng ưu việt vượt trội so với những loại pin khác như: được thiết kế theo công nghệ Nhật, chỉ với một lần sạc đầy có thể giúp xe đi được quãng đường tối đa lên đến 70-100km, thì pin Lithium chính là loại pin được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ vào những tính năng của pin Lithium, người dùng có thể giảm số lần sạc so với những loại pin khác, từ đó kéo dài tuổi thọ của pin hơn. Tuy nhiên với thị trường Việt Nam nói riêng, thì loại pin Lithium đảm bảo được chất lượng còn tương đối ít, vì vậy những loại xe đạp điện sử dụng ắc quy hiện vẫn phổ biến hơn.
Tùy từng dòng xe khác nhau, mỗi xe thường được thiết kế số lượng ắc quy khác nhau, thông thường là tầm 4-5 bình ắc quy loại 20A hoặc 12A.
Hệ thống điều khiển
Cấu tạo tay ga xe đạp điện để điều khiển xe sẽ được thiết kế giống nhau giữa tất cả các nhà sản xuất, đó là ở tay cầm phía bên phải như những loại xe máy thông thường, do vậy cấu tạo xe đạp điện xmen phần tay ga cũng giống cấu tạo xe đạp điện nijia. Nguyên lý hoạt động của tay ga là dựa vào cảm biến từ kết hợp cùng nam châm sẽ quét qua cảm biến mỗi khi người sử dụng vặn tay ga từ đó giúp xe di chuyển.
Ngoài ra, hệ thống điều khiển của xe đạp điện còn gồm các hệ thống bo mạch điều khiển, có tác dụng giúp chuyển đổi các điều khiển của người dùng thành các tín hiệu điện, từ đó tạo ra dòng điện phù hợp nhất để đưa tới động cơ của xe. Nhờ vậy mà người sử dụng hoàn toàn có thể tùy chỉnh tốc độn nhanh hay chậm của xe, hay điều khiển phanh xe mỗi khi cần thiết, cũng như các thao tác như: bật tắt tín hiệu đền xi nhan, bật tắc đèn của xe…
Cấu tạo xe đạp điện của một số dòng xe cao cấp hơn còn có các bo mạch giúp tích hợp cùng các tính năng thông minh khác ví dụ như: hiển thị mức năng lượng, hiển thị các thông số hay tốc độ của xe trong quá trình hoạt động…
Xem thêm:
Các bộ phận khác của xe
Cấu tạo xe đạp điện ngoài những bộ phận chính đã được nêu trên thì còn có một số bộ phận hỗ trợ khác như: xi nhan, phanh, đèn… để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Đối với một số dòng xe hiện đại còn được trang bị thêm hệ thống bật tắt nguồn, khóa xe thông qua hệ thống điều khiển từ xa, khóa chống trộm, hệ thống còi xe… giúp người dùng bảo vệ tài sản của mình tốt hơn.