Đã bao giờ bạn tò mò về cách làm xe đạp điện? Bạn có muốn tự mình lắm một chiếc xe đạp điện cho chính bản thân mình không? Hãy cùng mình khám phá cách làm xe đạp điện trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Muốn thỏa mãn nhu cầu sử dụng xe đạp điện, nhưng không phải cũng có đủ khả năng kinh tế để sắm cho mình một chiếc xe đạp điện chính hãng, hoặc chỉ đơn thuần là bạn muốn tự mình chế tạo ra một chiếc xe đạp điện cho riêng mình, đã có không ít bạn trẻ tự mày mò, tìm hiểu và tự mình lắp ráp một chiếc xe đạp điện. Vậy cách làm xe đạp điện có khó lắm không?
Xem thêm: Cấu tạo xe đạp điện gồm những gì?
Các vật dụng, thiết bị cần chuẩn bị làm xe đạp điện
Để tạo ra một chiếc xe đạp điện thì vật dụng đầu tiên chúng ta cần chính là một chiếc xe đạp. Đây có thể là bất cứ chiếc xe đạp nào mà bạn có, tuy nhiên, một chiếc xe dạng treo lò xo giống như chiếc MTB là tốt nhất, bởi loại xe này có bộ khung khỏe mạnh, giúp nó có thể đáp ứng nhu cầu của động cơ khi lắp vào xe.
Một điều nữa cũng cần phải lưu ý đó là chiếc xe đạp mà bạn chuẩn bị cũng cần có chỗ trống để có thể lắp ắc quy, pin vào để cấp điện cho xe.
Bên cạnh đó, những vật dụng, thiết bị dưới đây cũng cần phải được chuẩn bị:
- Hệ thống giá đỡ cho ắc quy hoặc pon trên xe đạp điện và các phụ kiện đi kèm trong quá trình lắp ráp như: một số đoạn kim loại bản to, tua vít, kìm, dây điện…
- Bộ điều tốc để có thể tác động đến tốc độ của xe nhờ việc điều tiết sức mạnh của động cơ, thông qua tác động điều chỉnh của tay ga.
- 1 bộ tay ga giúp điều chỉnh tốc độ của xe đạp điện.
- Một động cơ loại dành riêng cho xe đạp điện. Các bạn cần lưu ý lựa chọn loại động cơ mà bao gồm cả hệ thống líp giúp nối liền với trục của xe đạp điện. Đối với những loại xe đạp điện thông thường, tốc độ tối đa của xe thường chỉ tầm 25km/h, nên chúng ta sẽ chỉ cần sử dụng loại động cơ với công suất tầm khoảng 250W. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sức mạnh và tốc độ của xe đạt mức cao hơn thì bạn cần lựa chọn loại động cơ có động suất cao hơn, mạnh mẽ hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu mong muốn của mình.
- Một đồng hồ điều khiển, loại bao gồm cả hệ thống kiểm soát năng lượng điện trong xe, vận tốc, đèn pha chiếu sáng trên xe đạp điện và còi xe.
- Nếu bạn sử dụng ắc quy thì sẽ cần 2 đến 4 ắc quy, tùy thuộc vào mức công suất của xe mà bạn mong muốn, thì bạn sẽ lựa chọn số lượng ắc quy sao cho phù hợp. Còn nếu sử dụng pin lithium thì bạn sẽ cần 01 pin lithium, nhưng lưu ý cần lựa chọn loại dành riêng cho xe đạp điện bạn nhé.
Đây là những vật dụng, thiết bị, phụ kiện tối thiểu cần thiết để bạn có thể thực hiện cách làm xe đạp điện một cách đơn giản, dễ dàng nhất có thể. Tất cả những đồ dùng, phụ kiện này đều là những sản phẩm phổ phông, không quá phức tạp, đặc thù, nên bạn hoàn toàn thể mua tại các cửa hàng bán đồ phụ kiện cho xe đạp điện hoặc các cửa hàng bán xe đạp điện đều có.
Các bước làm xe đạp điện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như trong bài viết hôm trước, chúng ta sẽ tự làm xe đạp điện, thông thường cách lắp ráp xe đạp điện tự chế sẽ bao gồm 05 bước như sau:
Bước 1: Tự lắp ráp xe đạp điện thì đấu nối ắc quy như thế nào?
Đối với pin lithiu chúng ta không cần phải thực hiện các thao tác đấu nối phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn nguồn là 2, 3 hoặc thậm chí là 4 ắc quy, thì nguyên tắc để đấu nối các ắc quy với nhau như sau:
- Cực dương (thường được hiển thị bằng màu đỏ) của chiếc ắc quy thứ nhất sẽ được nối với cực âm (thường được hiển bị bằng màu đen hoặc xanh) của chiếc ắc quy thứ 2, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết số lượng ắc quy mà bạn muốn lắp.
- Sau đó, 2 cực ngoài cùng của 02 chiếc ắc quy ngoài cùng sẽ được nối trực tiếp đến nguồn (chính là bộ điều tốc của xe đạp điện)
Khi đã đấu nối xong bạn nên cho tất cả ắc quy này vào một chiếc hộp nhựa có nắp.
Bước 2: Đấu nối tay ga và cách lắp còi xe đạp điện
Đây là bộ phận có tác dụng điều khiển tốc độ của xe bằng việc vặn tay ga được lắp trực tiếp vào tay lái của xe đạp điện.
Các loại tay ga thường có 2 dắc:
- Dắc ngắn hơn (2 dây): bạn cần đấu nối trực tiếp với đồng hồ (chính là bộ phận còi) của xe đạp điện, dắc này sẽ giúp bạn có thể bấm còi khi đi xe.
- Dắc dài hơn (3 dây): phần này sẽ đấu nối vào bộ chỉnh tốc của xe đạp điện.
Bước 3: Đấu nối động cơ xe đạp điện
Động cơ mà chúng ta sử dụng cho xe đạp điện thông thường sẽ là loại động cơ 3 pha có thể có cảm biến hoặc không có cảm biến. Cả hai loại động cơ này trên động cơ luôn bao gồm ít nhất là 03 dây (đây chính là 3 dây động lực của động cơ), chúng ta sẽ tiến hành đấu nối như sau:
- Nối các dây pha của động cơ xe đạp điện với những dây có màu tương ứng ở trên bộ điều tốc của xe đạp điện (ví dụ: dây vàng nối với vàng, xanh lá sẽ nối với xanh lá, còn xanh lam nối với xanh lam), màu sắc của từng loại động cơ khác nhau có thể thay đổi, bạn chỉ cần đấu nối những dây cùng màu với nhau là được.
- Tiếp sau đó, chúng ta sẽ nối bộ phận cảm biến của động cơ xe với bộ điều tốc.
Sau khi đã đấu nối xong động cơ, chúng ta sẽ đấu nối tiếp bộ điều tốc để hoàn thiện.
Bước 4: Đấu nối bộ điều tốc xe đạp điện
Đây được xem là bộ phận thức tạp nhất của xe do có nhiều dây dợ lằng nhằng, do đó khi làm bạn cần chú ý những điểm sau:
- Trên bộ điều tốc có 2 dây lớn màu đen và đỏ, đó là dây đấu nối trực tiếp với nguồn của ắc quy, nên bạn phải đấu nối như sau:
+ Dây âm của bộ điều tốc (chính là dây màu đen lớn) sẽ nối trực tiếp với cực âm của xe đạp điện.
+ Dây dương của bộ điều tốc (chính là dây màu đỏ lớn) tương tự sẽ nối trự tiếp với cực dương của xe đạp điện.
Trong quá trình này, đồng thời chúng ta cũng sẽ đấu nối cực dương và cực âm của đèn xe luôn.
- Dây đảo chiều (thường là 2 dây màu đỏ dắc đen hoặc là 2 dây trắng dắc đen): phần này sẽ dùng trong trường hợp muốn đảo chiều của xe, bạn chỉ cần nối 2 đầu dắc này với nhau trong 2s là động cơ sẽ được đảo chiểu.
- Một dây cam nhỏ (hoặc đỏ nhỏ) ở trên bộ điều tốc chúng ta sẽ đấu nối trực tiếp với dây khó điện ở bộ phận đồng hồ điều khiển (thường màu xanh).
Bước 5: Hoàn thiện nốt quá trình tự lắp ráp xe đạp điện
Bạn có thể sử dụng 1 khung gỗ (để đảm bảo chắc chắn) chứa vừa ắc quy và lắp ráp lên xe để cố định trong quá trình di chuyển. Tùy từng cấu trúc của loại xe đạp mà bạn lựa chọn có thiết kế như nào, chúng ta có thể thiết kế thêm các bộ phận như: giỏ xe, hay giá đỡ nhỏ để đựng đồng hồ…
Mong rằng qua bài viết cách làm xe đạp thành xe đạp điện này sẽ giúp các bạn có thể tự lắp ráp xe đạp điện cho riêng bản thân mình.