Rửa xe đạp điện xong không đi được là lỗi phổ biến của đại đa số những người sử dụng. Họ không biết cách rửa xe dẫn tới việc hỏng hóc tại một số bộ phận. Dẫn tới việc không đi được, không đề được hoặc chạy được là tình trạng thường gặp nhất. Ngoài việc xử lý lỗi này thì chúng ta cũng cần biết cách rửa xe đạp điện đúng để đảm bảo độ bền cho xe của mình.
- Lỗi Xe Đạp Điện Vặn Ga Không Chạy Sửa Thế Nào?
- Xe Đạp Điện Để Lâu Không Sạc Có Sao Không?
- Hướng Dẫn Cách Đi Xe Đạp Điện Đúng Cách An Toàn
- Cách Bảo Quản Xe Đạp Điện Kéo Dài Tuổi Thọ Độ Bền
Nguyên nhân rửa xe đạp điện xong không đi được
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của việc này như chập điện hoặc bị lỏng một số bộ phận, dây cắm nào đó.
Ắc quy dính nước gây chập cháy
Ắc quy dính nước là nguyên nhân chính dẫn tới việc này. Việc vô tình hay cố ý xịt vào các vị trí có ắc quy, nguồn điện sẽ khiến chúng dính nước và gây khó khăn trong việc cấp điện cho xe chạy. Vì thế sau đó chúng có thể sẽ không thể khởi động được khi bị chập hoặc cháy ắc quy.
Chập điện
Ngoài việc chập cháy các bộ phận điện ở tay ga thì còn có phần ắc quy, các bộ phận tiếp ráp giữa phần sạc pin hoặc còi, màn hình hiển thị… Tất cả những vấn đề này khiến cho xe đạp điện rửa xong không đi được. Ngay cả những chiếc xe chạy bằng xăng đôi khi cũng gặp tình trạng không nổ máy được khi rửa xe xong.
Tuột dây một số bộ phận
Khi rửa xe đạp điện vô tình làm tuột dây điện tiếp xúc ở bộ phận nào đó như ắc quy, dây ga hay bộ phận điều phối điện. Việc rung lắc quá mạnh hoặc xịt quá tay cũng khiến cho chúng có vấn đề. Tuy không phải là trường hợp duy nhất nhưng khả năng này rất dễ sảy ra.
Sửa lỗi rửa xe đạp điện xong không đi được như thế nào?
Không phải trường hợp nào cũng có thể sửa lỗi được mà tùy theo nguyên nhân của chúng là gì. Trường hợp tệ nhất bạn phải thay ắc quy, thay các bộ phận điện bị chập cháy cũng tốn khá nhiều đạn đấy nhé.
Bước đầu tiên chúng ta hãy cố gắng để xe thật khô để tìm nguyên nhân. Chúng ta có thể để chúng khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời vừa phải hoặc khô nhờ sức gió. Có thể dùng máy xịt nhưng chú ý nên xịt ở các bộ phận thông thường. Không nên xịt quá mạnh vào các bộ phận nhạy cảm như phần điện hoặc bộ phận điện tử.
Khi xe đã khô rồi thì chúng ta kiểm tra phần ắc quy hoặc các bộ phận điện xem có bị tuột dây điện hay không? Nếu vẫn còn ướt thì chúng ta sấy khô, nếu tuột dây thì chúng ta đưa chúng về vị trí đúng ban đầu là được.
Khi đã kiểm tra xong xuôi các bộ phận không vấn đề gì chúng ta kiểm tra tiếp phần ổ khóa xem có ướt không? Xịt khô vào vị trí này để làm khô chúng rồi tiến hành mở khóa. Nếu như điện, màn hình vẫn lên bình thường thì chứng tỏ ắc quy không vấn đề gì. Nếu chúng chập chờn thì chứng tỏ ắc quy hoặc dây điện có vấn đề và tiếp tục tìm lỗi. Nếu màn hình không lên thì chúc mừng bạn đã quay vào ô mất tiền khi đã ảnh hưởng tới ắc quy hoặc màn hình.
Với các trường hợp nặng hơn thì chúng ta cần phải mang tới các cửa hàng sửa chữa. Tùy theo từng lỗi mà thời gian sửa và chi phí khác nhau. Nếu phải thay ắc quy thì mức giá khoảng từ 1-2 triệu cho tới 4-5 triệu tùy từng loại. Nhưng đa phần chỉ cần để khô hoàn toàn là có thể đi và sử dụng bình thường được.
Cách rửa xe đúng tránh việc rửa xe xong không đi được
Nếu không muốn mất tiền vì lỗi ngớ ngẩn này thì hãy nắm rõ cách rửa xe đạp điện chuẩn. Vừa đảm bảo độ bền vừa đảm bảo được không gặp phải các lỗi tương tự liên quan tới nguồn điện.
- Tắt hết các tính năng đang sử dụng điện như tắt khóa, tắt màn hình hiển thị, tắt đèn, còi xe…
- Tháo ắc quy pin đề phòng việc cháy chập.
- Dán băng dính hoặc che lại các bộ phận dễ vào nước nguy hiểm như chỗ sạc, ổ khóa, đề, còi.
- Sử dụng vòi phun sương và khăn mềm, bộ giặt tẩy chuyên dụng cho việc rửa xe để lau rửa lần 1.
- Làm sạch lớp xà phòng bám trên bề mặt và dùng vòi xịt dạng hơi sương để làm sạch chúng.
- Lau khô xe bằng vải mềm khô và để khô tự nhiên hoặc nơi thông thoáng, nắng nhẹ từ 1-2 ngày là có thể sử dụng.
Lưu ý khi rửa xe đạp điện
Để tránh việc rửa xe đạp điện xong không đi được thì chúng ta nên chú ý tới những đặc điểm sau. 99% số người lần đầu tiên rửa xe đạp điện rất dễ mắc phải những lỗi này.
- Không vội vàng khởi động và chạy xe ngay sau khi rửa xong. Chúng có thể gây ra chập cháy điện hoặc các bộ phận quan trọng. Thay vào đó có thể để khô từ 1-2 ngày để đảm bảo an toàn nhất.
- Không xịt trực tiếp vào các bộ phận nhậy cảm có nguồn điện như ắc quy, pin hay các công tắc, ổ khóa. Các vị trí này rất khó làm khô nếu không may dính nước.
- Chỉ rửa xe trên nơi thông thoáng khô ráo không phi trực tiếp xuống nước hoặc ngâm trong nước để rửa. Khi đó không chỉ thiết bị điện mà các thiết bị điện tử cũng dễ dàng bị hỏng.
- Khi trời mưa thì hạn chế sử dụng hoặc nếu đi nên chú ý trong việc làm khô xe. Nên để xe ráo nước hoặc khô gần như hoàn toàn hãy nghĩ tới việc sử dụng tiếp theo.
Với những chia sẻ của Xedapdienyenoanh.com hy vọng rằng khách hàng đã biết được vì sao xe đạp điện rửa xong không đi được. Nếu cần thêm sự trợ giúp của chúng tôi vui lòng liên hệ ngay bộ phận chăm sóc khách hàng để được giải đáp nhé.